Kính
thưa Quý vị,
Đúng vào ngày này mười năm trước 11/9/2001, nuớc Mỹ bị một số người Hồi giáo cực đoan tấn công.
Ba ngày sau đó MSTS Billy Graham phát biểu trong buổi nhóm tại National Cathedral, Washington, D.C., mang lại hi vọng và chữa lành cho một đất nước đang bị chấn động.
Xin Quí vị đọc, và xem như đây là lời khích lệ đức tin cho chính mình trong những hoạn nạn đau khổ mà mình đã gặp, đang gặp và sẽ gặp.
(Nguyễn Văn Nhơn, Sacramento, CA)
----------------------------------------------------------------------
A DAY TO REMEMBER, A DAY OF VICTORY
(Một Ngày Để Nhớ, Một Ngày Thắng Lợi)
by Billy Graham
Hôm nay chúng ta đến đây để khẳng định một điều: Đức Chúa Trời chăm sóc chúng ta, cho dù chúng ta thuộc dân tộc nào, tôn giáo hay quan điểm chính trị nào. Kinh thánh nói rằng Ngài là “Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi, Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn” (II Côr 1:3-4).
Dù cố gắng bao nhiêu, từ ngữ của con người cũng không thể diễn tả hết sự khủng khiếp, sự chấn động và kinh hãi mà tất cả chúng ta cảm nhận trước những gì đã xảy ra vào sáng thứ Ba ngày 11/9. Ngày này sẽ đi vào lịch sử và nó sẽ trở thành một ngày kỷ niệm.
Hôm nay chúng ta nói với những kẻ chủ mưu và những kẻ thực hiện hành động độc ác này rằng tinh thần của quốc gia này sẽ không thể bị đánh bại bởi các ý đồ bất lương và độc ác của chúng. Một ngày nào đó chúng sẽ bị đem ra trước công lý.
Hôm nay chúng ta đến với nhau trong buổi nhóm này để tuyên xưng rằng chúng ta cần đến Đức Chúa Trời. Từ buổi đầu lập quốc, chúng ta đã luôn luôn cần đến Đức Chúa Trời. Nhưng hôm nay chúng ta đặc biệt cần Ngài. Chúng ta đã can dự vào một loại chiến tranh mới. Và chúng ta cần sự giúp đỡ của Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Kinh thánh chép: “Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi,
Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân, Vì vậy, chúng tôi chẳng sợ dầu đất bị biến cải,
Núi lay động và bị quăng vào lòng biển” (Thi 46:1-2)
Nhưng làm sao chúng ta có thể hiểu được những điều đã xảy ra? Tại sao Đức Chúa Trời cho phép điều ác xảy ra? Có lẽ đây là điều quí vị đang thắc mắc. Có thể quí vị giận dữ đối với Ngài. Tôi muốn quí vị biết rằng Đức Chúa Trời biết rõ những gì quí vị đang cảm thấy ngay giờ này.
Chúng ta đã chứng kiến những việc khiến cho chúng ta phải đổ nước mắt, những việc đã khiến cho chúng ta giận dữ. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng có thể tin cậy được, ngay cả khi cuộc đời dường như đen tối nhất.
Chúng ta học được những bài học gì ở đây?
Trước hết, chúng ta được nhắc nhở rằng điều ác là bí ẩn và điều ác là có thực (thực hữu). Chúng tôi đã nghe hàng trăm lần câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho phép những bi kịch và đau khổ xảy ra. Và tôi thú nhận rằng tôi không biết câu trả lời. Tôi phải chấp nhận, bằng đức tin, rằng Đức Chúa Trời là Đấng đang tể trị, và Ngài là Đức Chúa Trời của tình yêu và nhân từ đầy lòng thương xót trong hoàn cảnh đau khổ hoạn nạn của chúng ta.
Kinh thánh không nói rằng Đức Chúa Trời là tác giả của điều ác. Trong II Tês 2:7 Kinh thánh nói về sự bí ẩn của cái ác. Tiên tri Giêrêmi trong thời Cựu ước nói rằng“Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” (Giêrêmi 17:9).
Nhưng bài học chúng ta rút ra từ vụ (khủng bố) này không phải là về sự bí ẩn của điều ác. Mà đó là bài học thứ hai: Chúng ta cần đến nhau.
Trong vài ngày qua, thế giới đã chứng kiến một gương tốt của New York và Washington! Không ai trong chúng ta sẽ quên được hình ảnh của những người lính cứu hỏa và cảnh sát đầy can đảm, hay của hàng trăm người kiên nhẫn xếp hàng để hiến máu.
Một bi kịch như thế này lẽ ra đã làm cho đất nước chia rẽ, nhưng trái lại nó đã làm cho đất nước đứng chung lại với nhau. Vì vậy, những kẻ gây ra việc này tưởng rằng có thể làm chia rẽ chúng ta, nhưng việc này đã diễn ra ngược lại – nó đã tạo ra phản ứng dữ dội. Chúng ta đoàn kết hơn lúc nào hết. Tôi nghĩ có thể minh họa một cách cảm động khi các thành viên Quốc hội của chúng ta đã đứng kề sát vai mà hát bài "God Bless America."
Cuốc cùng, thật khó để chúng ta thấy được trong giờ này rằng sự kiện này đưa ra một thông điệp về hi vọng—hi vọng cho hiện tại và hi vọng cho tương lai.
Một thập tự giá bằng thép đứng sừng sửng giữa đống đổ nát như một dấu hiệu của Hy vọng mà ĐCT cho phép xảy ra để an ủi chúng ta
Đúng vậy, có một hi vọng. Có một hi vọng cho hiện tại bởi vì giai đoạn này đã đặt ra một tinh thần mới cho đất nước chúng ta.
Chúng ta rất cần một sự đổi mới tâm linh trên đất nước chúng ta. Đức Chúa Trời đã phán với chúng ta nhiều lần qua Lời Ngài rằng chúng ta cần phải ăn năn tội lỗi mình và quay về với Ngài. Ngài sẽ chúc phước cho chúng ta bằng một cách mới mẻ.
Có một hi vọng cho tương lai vì Lời hứa của Đức Chúa Trời. Là Cơ đốc nhân, tôi có một hi vọng, nhưng không phải về đời này, mà về thiên đàng và sự sống đời sau. Nhiều trong những người đã chết tuần qua nay đang ở trên thiên đàng. Và họ sẽ không muốn quay lại đây. Nơi đó thật là vinh quang và thật là kỳ diệu. Đó là hi vọng cho tất cả chúng ta, những người đang đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời. Tôi cầu mong quí vị nhận được hi vọng này trong lòng mình.
Sự kiện 911 cũng nhắc nhở chúng ta về sự ngắn ngủi và tính mỏng manh của đời người. Chúng ta sẽ không biết được cho đến khi nào chúng ta được gọi về với cõi đời đời. Tôi không rõ những người bước lên những chiếc máy bay đó hoặc những người bước vào tòa nhà World Trade Center hoặc tòa nhà The Pentagon hôm ấy có nghĩ rằng đó sẽ là ngày cuối cùng của đời mình hay không. Và đó là lý do tại sao mỗi chúng ta cần đối diện với nhu cầu tâm linh của chính mình, cống hiến chính mình cho Đức Chúa Trời và đi theo ý muốn Ngài.
Trong ngôi Thánh đường Quốc gia uy nghi này, chúng ta thấy hình ảnh thập tự giá. Đối với Cơ đốc nhân, thập tự giá cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời hiểu rõ tội lỗi chúng ta và những khổ đau của chúng ta, vì Ngài mang hết những đều đó trên chính thân Ngài trong Thân vị Jesus Christ. Từ trên thập tự giá, Đức Chúa Trời tuyên bố: “Ta yêu các ngươi. Ta biết những nỗi đau buồn và đau đớn mà các ngươi đang mang. Và Ta yêu các ngươi.”
Câu chuyện chưa chấm dứt với thập tự giá, vì Phục sinh chỉ cho chúng ta vượt qua bên kia bi kịch của thập tự giá để nhìn vào ngôi mộ trống. Nó cho chúng ta biết rằng có hi vọng về sự sống đời đời, vì Chúa Giêsu Christ đã chiến thắng tội lỗi, sự chết và âm phủ. Vâng, có hi vọng.
Bây giờ tôi đã trở thành một ông già, sau khi đã đi khắp thế giới để giảng Tin lành. Càng già, tôi càng giữ chặt lấy hi vọng mà tôi đã bắt đầu nhiều năm trước đây.
Cách đây nhiều năm tại buổi ăn sáng sau buổi lễ Cầu nguyện Quốc gia tại Washington. Đại sứ Ambassador Andrew Young kết thúc bài nói chuyện của mình bằng một câu trích từ một bài hát cổ "Nền móng chắn chắn làm sao. How Firm a Foundation."
Tuần này chúng ta kinh hãi chứng kiến những chiếc máy bay đâm vào thép và kiếng của tòa nhà World Trade Center. Những tòa tháp uy nghi này, vốn được xây dựng trên những cái nền vững chắc, là ví dụ về sự thịnh vượng và sáng tạo. Khi bị hư hại, chúng tụt xuống đất, nổ tung trên chính nó. Thế nhưng, bên dưới đống đổ nát, vần còn cái nền không bị tàn phá. Đó là chân lý ẩn chứa trong bài hát "How Firm a Foundation."
Đúng vậy, đất nước chúng ta đã bị tấn công, những tòa nhà đã bị tàn phá, những sinh mạng đã bị cướp mất. Nhưng giờ đây, chúng ta hãy chọn lựa: hoặc để cho con người và đất nuớc này bị nổ tung và bị tàn phá về mặt tình cảm và tâm linh, hoặc quyết định trở nên mạnh mẽ hơn qua tất cả cuộc đấu tranh này để xây dựng lại trên một cái nền vững chắc.
Tôi tin rằng chúng ta bắt đầu xây dựng lại trên cái nền vững chắc. Cái nền vững chắc đó chính là lòng tin cậy Đức Chúa Trời của chúng ta. Và trong đức tin đó, chúng ta có sức mạnh để chịu đựng những gì khó khăn và khủng khiếp như điều chúng ta vừa trải qua trong tuần này. Đây là tuần lể khủng khiếp đầy nước mắt.
Nhưng cũng là một tuần lễ của đức tin lớn. Lời bài hát "How Firm a Foundation" nói rằng “Đừng sợ chi, Ta ở cùng ngươi; Chớ mất tinh thần, vì Ta là Đức Chúa Trời của ngươi; Ta sẽ giúp đỡ ngươi; Ta sẽ làm mạnh mẽ ngươi, giúp sức ngươi, và khiến ngươi đứng vững; Bàn tay công bình toàn năng của Ta sẽ dấy ngươi lên.”
Hôm nay tôi cầu nguyện để chúng ta cảm nhận được cánh tay yêu thương của Đức Chúa Trời đang bao bọc chung quanh chúng ta, và để chúng ta tin cậy trong lòng rằng Ngài sẽ không hề bỏ rơi chúng ta.
Chúng ta cũng biết rằng Đức Chúa Trời sẽ ban sự khôn ngoan, lòng can đảm và sức mạnh cho Tổng thống của chúng ta và cho những người chung quanh ông. Hôm nay sẽ trở thành Ngày Kỷ niệm, Ngày Chiến thắng của chúng ta.
Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Nguyễn Văn Nhơn soạn dịch
(English original can be founded at: http://www.billygraham.org/articlepage.asp?articleid=113
Đúng vào ngày này mười năm trước 11/9/2001, nuớc Mỹ bị một số người Hồi giáo cực đoan tấn công.
Ba ngày sau đó MSTS Billy Graham phát biểu trong buổi nhóm tại National Cathedral, Washington, D.C., mang lại hi vọng và chữa lành cho một đất nước đang bị chấn động.
Xin Quí vị đọc, và xem như đây là lời khích lệ đức tin cho chính mình trong những hoạn nạn đau khổ mà mình đã gặp, đang gặp và sẽ gặp.
(Nguyễn Văn Nhơn, Sacramento, CA)
----------------------------------------------------------------------
A DAY TO REMEMBER, A DAY OF VICTORY
(Một Ngày Để Nhớ, Một Ngày Thắng Lợi)
by Billy Graham
Hôm nay chúng ta đến đây để khẳng định một điều: Đức Chúa Trời chăm sóc chúng ta, cho dù chúng ta thuộc dân tộc nào, tôn giáo hay quan điểm chính trị nào. Kinh thánh nói rằng Ngài là “Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi, Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn” (II Côr 1:3-4).
Dù cố gắng bao nhiêu, từ ngữ của con người cũng không thể diễn tả hết sự khủng khiếp, sự chấn động và kinh hãi mà tất cả chúng ta cảm nhận trước những gì đã xảy ra vào sáng thứ Ba ngày 11/9. Ngày này sẽ đi vào lịch sử và nó sẽ trở thành một ngày kỷ niệm.
Hôm nay chúng ta nói với những kẻ chủ mưu và những kẻ thực hiện hành động độc ác này rằng tinh thần của quốc gia này sẽ không thể bị đánh bại bởi các ý đồ bất lương và độc ác của chúng. Một ngày nào đó chúng sẽ bị đem ra trước công lý.
Hôm nay chúng ta đến với nhau trong buổi nhóm này để tuyên xưng rằng chúng ta cần đến Đức Chúa Trời. Từ buổi đầu lập quốc, chúng ta đã luôn luôn cần đến Đức Chúa Trời. Nhưng hôm nay chúng ta đặc biệt cần Ngài. Chúng ta đã can dự vào một loại chiến tranh mới. Và chúng ta cần sự giúp đỡ của Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Kinh thánh chép: “Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi,
Ngài sẵn giúp đỡ trong cơn gian truân, Vì vậy, chúng tôi chẳng sợ dầu đất bị biến cải,
Núi lay động và bị quăng vào lòng biển” (Thi 46:1-2)
Nhưng làm sao chúng ta có thể hiểu được những điều đã xảy ra? Tại sao Đức Chúa Trời cho phép điều ác xảy ra? Có lẽ đây là điều quí vị đang thắc mắc. Có thể quí vị giận dữ đối với Ngài. Tôi muốn quí vị biết rằng Đức Chúa Trời biết rõ những gì quí vị đang cảm thấy ngay giờ này.
Chúng ta đã chứng kiến những việc khiến cho chúng ta phải đổ nước mắt, những việc đã khiến cho chúng ta giận dữ. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng có thể tin cậy được, ngay cả khi cuộc đời dường như đen tối nhất.
Chúng ta học được những bài học gì ở đây?
Trước hết, chúng ta được nhắc nhở rằng điều ác là bí ẩn và điều ác là có thực (thực hữu). Chúng tôi đã nghe hàng trăm lần câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho phép những bi kịch và đau khổ xảy ra. Và tôi thú nhận rằng tôi không biết câu trả lời. Tôi phải chấp nhận, bằng đức tin, rằng Đức Chúa Trời là Đấng đang tể trị, và Ngài là Đức Chúa Trời của tình yêu và nhân từ đầy lòng thương xót trong hoàn cảnh đau khổ hoạn nạn của chúng ta.
Kinh thánh không nói rằng Đức Chúa Trời là tác giả của điều ác. Trong II Tês 2:7 Kinh thánh nói về sự bí ẩn của cái ác. Tiên tri Giêrêmi trong thời Cựu ước nói rằng“Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” (Giêrêmi 17:9).
Nhưng bài học chúng ta rút ra từ vụ (khủng bố) này không phải là về sự bí ẩn của điều ác. Mà đó là bài học thứ hai: Chúng ta cần đến nhau.
Trong vài ngày qua, thế giới đã chứng kiến một gương tốt của New York và Washington! Không ai trong chúng ta sẽ quên được hình ảnh của những người lính cứu hỏa và cảnh sát đầy can đảm, hay của hàng trăm người kiên nhẫn xếp hàng để hiến máu.
Một bi kịch như thế này lẽ ra đã làm cho đất nước chia rẽ, nhưng trái lại nó đã làm cho đất nước đứng chung lại với nhau. Vì vậy, những kẻ gây ra việc này tưởng rằng có thể làm chia rẽ chúng ta, nhưng việc này đã diễn ra ngược lại – nó đã tạo ra phản ứng dữ dội. Chúng ta đoàn kết hơn lúc nào hết. Tôi nghĩ có thể minh họa một cách cảm động khi các thành viên Quốc hội của chúng ta đã đứng kề sát vai mà hát bài "God Bless America."
Cuốc cùng, thật khó để chúng ta thấy được trong giờ này rằng sự kiện này đưa ra một thông điệp về hi vọng—hi vọng cho hiện tại và hi vọng cho tương lai.
Một thập tự giá bằng thép đứng sừng sửng giữa đống đổ nát như một dấu hiệu của Hy vọng mà ĐCT cho phép xảy ra để an ủi chúng ta
Đúng vậy, có một hi vọng. Có một hi vọng cho hiện tại bởi vì giai đoạn này đã đặt ra một tinh thần mới cho đất nước chúng ta.
Chúng ta rất cần một sự đổi mới tâm linh trên đất nước chúng ta. Đức Chúa Trời đã phán với chúng ta nhiều lần qua Lời Ngài rằng chúng ta cần phải ăn năn tội lỗi mình và quay về với Ngài. Ngài sẽ chúc phước cho chúng ta bằng một cách mới mẻ.
Có một hi vọng cho tương lai vì Lời hứa của Đức Chúa Trời. Là Cơ đốc nhân, tôi có một hi vọng, nhưng không phải về đời này, mà về thiên đàng và sự sống đời sau. Nhiều trong những người đã chết tuần qua nay đang ở trên thiên đàng. Và họ sẽ không muốn quay lại đây. Nơi đó thật là vinh quang và thật là kỳ diệu. Đó là hi vọng cho tất cả chúng ta, những người đang đặt đức tin nơi Đức Chúa Trời. Tôi cầu mong quí vị nhận được hi vọng này trong lòng mình.
Sự kiện 911 cũng nhắc nhở chúng ta về sự ngắn ngủi và tính mỏng manh của đời người. Chúng ta sẽ không biết được cho đến khi nào chúng ta được gọi về với cõi đời đời. Tôi không rõ những người bước lên những chiếc máy bay đó hoặc những người bước vào tòa nhà World Trade Center hoặc tòa nhà The Pentagon hôm ấy có nghĩ rằng đó sẽ là ngày cuối cùng của đời mình hay không. Và đó là lý do tại sao mỗi chúng ta cần đối diện với nhu cầu tâm linh của chính mình, cống hiến chính mình cho Đức Chúa Trời và đi theo ý muốn Ngài.
Trong ngôi Thánh đường Quốc gia uy nghi này, chúng ta thấy hình ảnh thập tự giá. Đối với Cơ đốc nhân, thập tự giá cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời hiểu rõ tội lỗi chúng ta và những khổ đau của chúng ta, vì Ngài mang hết những đều đó trên chính thân Ngài trong Thân vị Jesus Christ. Từ trên thập tự giá, Đức Chúa Trời tuyên bố: “Ta yêu các ngươi. Ta biết những nỗi đau buồn và đau đớn mà các ngươi đang mang. Và Ta yêu các ngươi.”
Câu chuyện chưa chấm dứt với thập tự giá, vì Phục sinh chỉ cho chúng ta vượt qua bên kia bi kịch của thập tự giá để nhìn vào ngôi mộ trống. Nó cho chúng ta biết rằng có hi vọng về sự sống đời đời, vì Chúa Giêsu Christ đã chiến thắng tội lỗi, sự chết và âm phủ. Vâng, có hi vọng.
Bây giờ tôi đã trở thành một ông già, sau khi đã đi khắp thế giới để giảng Tin lành. Càng già, tôi càng giữ chặt lấy hi vọng mà tôi đã bắt đầu nhiều năm trước đây.
Cách đây nhiều năm tại buổi ăn sáng sau buổi lễ Cầu nguyện Quốc gia tại Washington. Đại sứ Ambassador Andrew Young kết thúc bài nói chuyện của mình bằng một câu trích từ một bài hát cổ "Nền móng chắn chắn làm sao. How Firm a Foundation."
Tuần này chúng ta kinh hãi chứng kiến những chiếc máy bay đâm vào thép và kiếng của tòa nhà World Trade Center. Những tòa tháp uy nghi này, vốn được xây dựng trên những cái nền vững chắc, là ví dụ về sự thịnh vượng và sáng tạo. Khi bị hư hại, chúng tụt xuống đất, nổ tung trên chính nó. Thế nhưng, bên dưới đống đổ nát, vần còn cái nền không bị tàn phá. Đó là chân lý ẩn chứa trong bài hát "How Firm a Foundation."
Đúng vậy, đất nước chúng ta đã bị tấn công, những tòa nhà đã bị tàn phá, những sinh mạng đã bị cướp mất. Nhưng giờ đây, chúng ta hãy chọn lựa: hoặc để cho con người và đất nuớc này bị nổ tung và bị tàn phá về mặt tình cảm và tâm linh, hoặc quyết định trở nên mạnh mẽ hơn qua tất cả cuộc đấu tranh này để xây dựng lại trên một cái nền vững chắc.
Tôi tin rằng chúng ta bắt đầu xây dựng lại trên cái nền vững chắc. Cái nền vững chắc đó chính là lòng tin cậy Đức Chúa Trời của chúng ta. Và trong đức tin đó, chúng ta có sức mạnh để chịu đựng những gì khó khăn và khủng khiếp như điều chúng ta vừa trải qua trong tuần này. Đây là tuần lể khủng khiếp đầy nước mắt.
Nhưng cũng là một tuần lễ của đức tin lớn. Lời bài hát "How Firm a Foundation" nói rằng “Đừng sợ chi, Ta ở cùng ngươi; Chớ mất tinh thần, vì Ta là Đức Chúa Trời của ngươi; Ta sẽ giúp đỡ ngươi; Ta sẽ làm mạnh mẽ ngươi, giúp sức ngươi, và khiến ngươi đứng vững; Bàn tay công bình toàn năng của Ta sẽ dấy ngươi lên.”
Hôm nay tôi cầu nguyện để chúng ta cảm nhận được cánh tay yêu thương của Đức Chúa Trời đang bao bọc chung quanh chúng ta, và để chúng ta tin cậy trong lòng rằng Ngài sẽ không hề bỏ rơi chúng ta.
Chúng ta cũng biết rằng Đức Chúa Trời sẽ ban sự khôn ngoan, lòng can đảm và sức mạnh cho Tổng thống của chúng ta và cho những người chung quanh ông. Hôm nay sẽ trở thành Ngày Kỷ niệm, Ngày Chiến thắng của chúng ta.
Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Nguyễn Văn Nhơn soạn dịch
(English original can be founded at: http://www.billygraham.org/articlepage.asp?articleid=113
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét